Một trong những công ty chế tác kim cương lớn của Ấn Độ ca ngợi hợp tác với Nga "phát triển với tốc độ tên lửa S-400".
Một trong những công ty chế tác kim cương lớn của Ấn Độ ca ngợi hợp tác với Nga "phát triển với tốc độ tên lửa S-400".
RT dẫn lời Arpit Narola, thành viên ban giám đốc của Shree Ramkrishna Exports - một trong những công ty chế tác kim cương lớn nhất Ấn Độ - cho biết, “cả thế giới đang đeo kim cương Nga với đường cắt của Ấn Độ”, và hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này “đang phát triển và lớn mạnh với tốc độ của tên lửa S-400”.
“Chúng tôi đang tích cực phát triển quan hệ với Nga. Chúng tôi nhận kim cương chất lượng cao chưa qua xử lý. Chúng tôi cắt và đánh bóng những viên kim cương thô của Nga và thành dây chuyền, hoa tai, vòng tay, nhẫn cho các nhà trang sức hoặc khách hàng cá nhân trên khắp thế giới” - Narola nói.
Công ty cắt kim cương có trụ sở tại Surat thuộc bang Gujarat, miền Tây Ấn Độ, được coi là trung tâm chế tác kim cương của cả nước. Ngành công nghiệp khai thác kim cương Surat gia công từ 30% đến 35% kim cương của Nga. Công ty cũng nhận gia công kim cương thô từ Châu Phi, cũng như các mỏ kim cương trong nước.
Thương mại kim cương của Nga-Ấn Độ trong ba quý năm 2021 tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đại diện thương mại của Nga tại Ấn Độ, Alexander Rybas, nói với các phương tiện truyền thông.
Rybas cho biết: “Tính đến cuối tháng 9.2021, khoảng 700 triệu USD kim cương thô đã được vận chuyển trực tiếp từ Nga đến Ấn Độ.
Ngoài ra, một phần của thương mại kim cương Nga - Ấn được thực hiện thông qua các nước thứ ba - vì vậy, trên thực tế, thậm chí nhiều loại đá quý của Nga cuối cùng cũng được đưa vào các nhà máy cắt kim cương của Ấn Độ.
Ấn Độ là trung tâm cắt kim cương thô của thế giới, nơi có hơn 90% tổng số cơ sở cắt đá quý trên thế giới. Các khách hàng lớn của Ấn Độ bao gồm Mỹ, Trung Quốc, các quốc gia Vùng Vịnh và Singapore.
“Máy cắt của Ấn Độ là tốt nhất. Điều này được cả thế giới công nhận. Kim cương của Nga rất tốt. Do đó, sự hợp tác của chúng tôi là đương nhiên” - Narola nói. Ông cũng lưu ý rằng ngành công nghiệp kim cương đã được hưởng lợi từ đại dịch COVID-19, khi mọi người có thể dành nhiều thời gian hơn cho những người thân yêu của họ và bắt đầu đầu tư vào đồ trang sức làm quà tặng.
“Kim cương là cách chúng ta thể hiện tình yêu của mình với gia đình… Mọi người bắt đầu đầu tư vào đồ trang sức, đá quý. Do đó, nhu cầu trên thị trường rất lớn và giá cả tốt, đang có xu hướng tăng trong khoảng 15 tháng qua” - ông cho hay.
(Theo: Báo Lao Động)